Hệ thống giám sát hòa đồng bộ đường dây 500kV
Nhà sản xuất:
CÔNG TY TNHH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHỆ LOTN VIỆT NAM.
Văn phòng: 14 Thọ lão, P. Đống mác, Q.
Hai Bà Trưng, Hà nội.
Điện thoại: (04) 22129566, Fax: (04)
39727524, Di động: 0963.210.234.
I.
GIỚI THIỆU CHUNG
Nguyên tắc chung để hòa đồng bộ trong hệ
thống điện dựa trên việc điều chỉnh thiết bị sao có sự khớp nhau
giữa 3 thông số, bao gồm điện áp, tần số và góc lệch pha, giữa 2
phần của hệ thống. Ta gọi sự khớp nhau đó là điều kiện hòa. Hòa
lưới khi chưa đủ điều kiện hòa gọi là hòa lưới phi đồng bộ. Hòa
lưới phi đồng bộ có thể gây cháy, nổ, hỏng hóc thiết bị,... ở mức
độ khác nhau, và có thể gây hiệu quả nghiêm trọng.
Hòa đồng bộ có 2 dạng:
- Hòa
1 tổ máy vào lưới tại một nhà máy điện (NMĐ).
-
Hòa
1 đường dây vào một đường dây khác tại một trạm biến áp (TBA) của
đường dây truyền tải.
Ở dạng thứ nhất, hòa lưới là công việc bình
thường và khá đơn giản của một NMĐ. Gọi là đơn giản là do nhà máy
hoàn toàn chủ động việc điều chỉnh thông số tổ máy, chủ động tạo
cơ hội xảy ra điều kiện hòa lưới.
Dạng thứ 2 phức tạp hơn do TBA truyền tải
không điều chỉnh được thông số của 2 phía đường dây truyền tải. Theo
phân cấp quản lý, quyền điều chỉnh các thông số này thuộc về Trung
tâm điều độ hệ thống điện quốc gia A0 (ĐĐQG) và người điều chỉnh
trực tiếp lại là trực ca NMĐ. Nếu không có sự điều chỉnh thông số,
TBA phải chờ đợi rất lâu để có được cơ hội hòa lưới.
Bài viết này chỉ đề cập tới dạng hòa lưới
tại TBA truyền tải (hòa lưới).
Thông thường khi muốn hòa đồng bộ, ĐĐQG trước
hết yêu cầu TBA kiểm tra và thực hiện khớp điều kiện điện áp. Sau
đó yêu cầu 2 NMĐ thuộc 2 nhánh đường dây điều chỉnh tần số về giá
trị nhất định xung quanh giá trị
50,00Hz. Sau khi tần số khớp nhau, điều kiện khớp pha sẽ xảy ra sau đó.
Nói thì đơn giản, nhưng công việc khá căng
thẳng và mất thời gian vì chỉ được thực hiện qua điện thoại giữa
ít nhất 3 nơi là ĐĐQG, NMĐ và TBA. Nếu TBA không chuẩn bị kỹ các điều
kiện làm việc, có thể xảy ra sự cố. Thực tế đã xảy ra sự cố hòa
lưới phi đồng bộ tại trạm 500kV Hà Tĩnh lúc 13h03 phút ngày
09/12/2002. Rất may sự cố không gây hậu quả nghiêm trọng.
Hình1. Biểu đồ tần số lúc hòa phi đồng bộ tại TBA 500kV Hà Tĩnh
Để tránh sự cố không cần thiết và rút ngắn
thời gian hòa đồng bộ, ĐĐQG cần được trang bị hệ thống giám sát cho
phép quan sát mọi thông số xung quanh thời điểm hòa. Hệ thống
SCADA/EMS của ĐĐQG không có khả năng đáp ứng yêu cầu này. Sau sự cố
nói trên vào năm 2003, ĐĐQG đã được
lắp đặt hệ thống này và gọi là Hệ thống giám sát hòa đồng bộ
đường dây 500kV. Gọi tắt là hệ thống DHP.
ĐĐQG đang quản lý và vận hành hệ thống DHP do
Công ty TNHH Nghiên cứu phát triển công nghệ LOTN Việt nam phát triển,
sản xuất và cung cấp.
II.TÍNH NĂNG KỸ
THUẬT HỆ THỐNG DHP
II.1. Bố trí các thiết bị đầu cuối:
Các thiết bị đầu cuối được lắp đặt tại các
TBA 500kV có thể được sử dụng để hòa lưới. Bao gồm:
- TBA
500kV Hà Tĩnh
- TBA
500kV Đà Nẵng
- TBA
500kV Pleicu
Bố trí điểm đo thông số hòa đồng bộ có khác
nhau giữa các TBA nói trên do TBA 500kV Pleicu có 3 nhánh. Xem hình dưới
đây.
Từ sơ đồ trên ta có bảng thống kê thông số như
sau:
STT
|
Điểm đo
|
Thông số đo
|
Lắp đặt
|
1
|
TBA500kV
Hà Tĩnh
|
Điện áp:
2
Tần số:
2
Góc pha: 1
|
2003
|
2
|
TBA500kV
Đà Nẵng
|
Điện áp:
2
Tần số:
2
Góc pha: 1
|
2003
|
3
|
TBA500kV
Pleicu
|
Điện áp:
3
Tần số: 3
Góc pha: 3
|
2003
|
II.2. Tính năng kỹ thuật chính của hệ thống
DHP:
1. Sơ đồ khối:
2. Thiết bị đầu cuối:
-
Độ
ẩm môi trường: đến 95%
-
Sai
số đo lường tần số: 0,01Hz cho dải đo 45,50 – 55,50Hz (đo lường trực
tiếp bằng phương pháp số)
-
Sai
số đo lường điện áp: 1/500, tuyễn tính 100%
-
Sai
số đo lường góc pha: 0,1 độ (đo lường trực tiếp bằng phương pháp số)
-
Độ
trễ đo lường: 40 mili giây
-
Độ
trễ dữ liệu: dưới 500 mili giây.
-
Phương
pháp xử lý lỗi truyền tin: CRC8, CRC16
-
Kênh
truyền: 2W hoặc 4W
3. Máy chủ:
Chức năng:
-
Thu
thập dữ liệu điện áp, tần số và góc pha
-
Giao
diện cho điều độ viên
Hệ điều hành: SCO UNIX
Số điểm đo có khả năng quản lý: đến 32
Hỗ trợ đồ họa: X-WINDOWs
Giao diện: đô thị và con số
III.
MỘT SỐ GIAO DIỆN
|