Tủ góp (kích) từ
Nhà sản xuất:
CÔNG TY TNHH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHỆ LOTN VIỆT NAM.
Văn phòng: 14 Thọ lão, P. Đống mác, Q.
Hai Bà Trưng, Hà nội.
Điện thoại: (04) 22129566, Fax: (04)
39727524, Di động: 0963.210.234.
I.
MỞ ĐẦU
Trong ngành
điện và các hoạt động sản xuất khác, các thiết bị góp từ (kích từ) được sử dụng
rộng rãi. Hầu hết các thiết bị này được nhập từ nước ngoài, do đó sau khi hết
bảo hành, việc bảo trì, sửa chữa chúng luôn gặp nhiều bất cập về tiến độ và tài
chính làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh.
Công nghệ
sản xuất tủ góp từ về cơ bản dựa trên kỹ thuật điều khiển Thyristor công
suất mà tủ nạp ắc qui kỹ thuật số là một ví dụ. Về cơ bản chúng chỉ
khác nhau về điện áp, dòng điện sử dụng và qui trình vận hành.
Công
ty TNHH Nghiên cứu Phát triển Công nghệ LOTN Việt nam đã sản xuất một số loại
kích từ công suất khác nhau. Bước đầu đã được ứng dụng tại một số
cơ sở công nghiệp như VIETMIN Phú Thọ,...
Ở đây giới thiệu 02 loại tủ góp từ:
- Tủ
góp từ thiết bị sàng tuyển quặng
- Tủ
góp từ động cơ đồng bộ 3 pha 6kV.
II.TỦ GÓP TỪ CHO THIẾT
BỊ SÀNG TUYỂN QUẶNG
Thiết bị
sàng tuyển ở đây - thay vì sử dụng thiết bị rung lắc cơ khí - thực
hiện thao tác rung lắc bằng cách sử dụng nửa chu kỳ điện xoay chiều
cấp cho cuộn cản.
Do chỉ có
nửa chu kỳ điện áp nên lõi thép cuộn cản bị rung kéo theo rung lắc
sàng tuyển. Công suất rung lắc được điều chỉnh bằng cách xén bớt
nửa chu kỳ hình sin với góc khác nhau từ 0° - 180°,
dòng điện
dưới 100A. Xem Hình 1.
Hình 1. Sử dụng điện áp nửa chu kỳ hình sin
Bộ điều
khiển tủ góp từ này được thiết kế theo công nghệ analog nên rất đơn
giản và rất nhỏ gọn trên bo mạch kích thước chỉ có 86mmx53mm. Một
chiết áp cho phép điều chỉnh góc mở α
theo yêu cầu từ 0° đến 180°.
Bộ điều
khiển hoàn toàn tương thích và có thể lắp lẫn
với các thiết bị sàng tuyển cùng loại do Trung quốc sản xuất
đang được sử dụng tại các mỏ của Việt nam.
III.
TỦ GÓP TỪ ĐỘNG CƠ ĐỒNG
BỘ 3 PHA 6KV
§
Qui
trình vận hành tủ góp từ động cơ đồng bộ 3 pha 6kV
Tủ góp từ
cho động cơ đồng 3 pha 6kV tại quí Công ty có qui trình vận hành đơn giản và
được chia thành 5 bước chính:
Bước chuẩn bị: Khóa điều khiển trên tủ góp từ ở chế độ
“NGHỈ” (off)
Bước 1: Cấp điện 3 pha (380V) cho
tủ góp từ,
Bước 2: Kiểm tra tình trạng làm việc của tủ góp từ bằng cách bẻ khóa sang chế độ “TEST”,
Bước 3: Nếu kết quả kiểm tra tốt (có dòng góp từ khoảng
135A DC) thì bẻ khóa sang chế độ “LÀM VIỆC” và chuyển sang Bước 4,
Nếu kiểm tra không thấy có dòng thì
chuyển về bước 5 (có lỗi).
Bước 4: Đóng điện 6kV cho động cơ (tủ góp từ cấp dòng sau
đó khoảng từ 4 đến 5 giây).
Bước 5: Kiểm tra tình trạng của tủ góp từ để khắc phục lỗi.
§
Tính
năng kỹ thuật:
- Không được treo khi
làm việc
- Điện áp vào: 3 pha
380VAC +/-10%
- Công nghệ: kỹ thuật số
có hỗ trợ kỹ thuật vi xử lý
- Thyristor cầu chỉnh lưu
3 pha: max 200A/800V
- Dòng ra: 135A DC tại
điện áp 60VDC
- Cài đặt dòng ra: 0 đến 200A
DC bằng các DSW
- Cài đặt thời gian
trễ: từ 1 đến 10 giây bằng các DSW
- Hỗ trợ cài đặt: bằng
kết nối với máy tính.
- Kích thước: H1800,
W800, D700
§
Đặc
điểm thiết kế
Một yêu cầu quan trọng
đối với tủ kích từ không được phép bị treo trong quá trình làm
việc. Đặc điểm này buộc thiết kế phải giảm thiểu vai trò của bộ vi
xử lý.
Bộ vi xử lý chỉ hỗ trợ
hoạt động của tủ trong lúc lấy thông số khi lắp đặt. Khi đã có thông
số, toàn bộ hoạt động của tủ do bo mach kỹ thuật số đảm nhiệm mà
không có sự tham gia của bo mạch vi xử lý. Việc “treo” (do phần mềm
hoạt động) vì thế hoàn toàn được loại bỏ.
Hình
2. Sơ đồ nguyên lý tủ góp từ.
Hình 3. Giao diện điều khiển kích từ.
|