VẬN HÀNH TỦ NẠP LOTN SERIES - CÂU HỎI VÀ GIẢI ĐÁP
Câu hỏi 1:
Hỏi: Ngoài các thông số dòng và áp danh định, tủ nạp
LOTN Series còn đưa ra nhiều thông số khác. Tại sao vậy? Nó có ích gì
không hay chỉ làm phức tạp thêm vấn đề?
Trả lời: Mỗi tính
năng kỹ thuật của một thiết bị điện nói chung cần có các thông số để định lượng
và đánh giá. Các thông số kỹ thuật của tủ nạp LOTN Series cũng được đưa ra với
mục đích trên. Vấn đề là các tính năng kỹ thuật được đưa ra có ý nghĩa thực
tiến hay không. Sau đây là các tính năng kỹ thuật chính của tủ nạp LOTN Series
và các thông số một chiều tương ứng:
·
Điện áp danh định
Uf xác định điện áp là việc của tủ nạp
·
Điện áp kết thúc
nạp Boost Uk là điện áp mà
tại đó quá trình Boost kết thúc: Uk>Uf
·
Điện áp tối đa
Umax là điện áp cảnh báo ngưỡng trên: Umax>Uk>Uf
·
Điện áp bảo vệ
Uxhv là điện áp mà tại đó phần mềm tiến hành thao tác bảo vệ (khóa cầu chỉnh
lưu): Uxhv>Umax>Uk>Uf
·
Điện áp Um là điện
áp tối thiểu mà thiết bị phuc tải còn có thể làm việc. Đây là điện áp giúp xác
định ngưỡng dưới để chế độ Zic Zac (phóng nạp luân phiên) làm việc.
·
Dòng Ix là dòng mà
tại đó có thể đánh giá có dòng nạp, thường chọn Ix=2A
·
Dòng Ib là dòng
Boost: Ib = 10% dung lượng ắc quy: Ib>Ix
·
Dòng Imax là dòng
tối đa mà tại đó phần mềm tiến hành thao tác bảo vệ (khóa cầu chỉnh lưu):
Imax>Ib>Ix
·
Giá trị biến thiên
điện áp tức thời là giá trị điện áp tăng hoặc giảm quá lớn giữa hai lần đo
lường mà cần thực hiện bảo vệ
·
Dòng định mức Iđm
là dòng tối đa mà tủ nạp có thể cung cấp mà không bảo vệ. Thông thường Iđm được
xác định bởi công suất biến áp cách ly, tiết diện dây lực và dòng tối đa của
Thyristor, …: Tđm> Imax>Ib>Ix
Phần
cứng tủ nạp LOTN Series có nhiệm vụ đo lường các thông số trên và Phần mềm hoạt
động trên cơ sở các giá trị đo lường và chế độ làm việc của nạp.
Câu hỏi 2:
Hỏi: Có tới 4 thông số về dòng điện gồm Iđm,
Imax, Ib và Ix và trên bảng LED chỉ có một đèn vàng ký hiệu CURRENT. Vậy
là sao?
Trả lời: Chỉ với 01
đèn vàng CURRENT ta có thể biểu diễn 03 trạng thái của dòng điện nạp:
·
Đèn CURRENT tắt
cho biết dòng nạp đang nhỏ hơn Ix=2A.
·
Đèn CURRENT sáng
cho biết dòng nạp đang lớn hơn 2A nhưng nhỏ hơn dòng Boost Ib
(Ib>Dòng_hiện_tại>Ix)
·
Đèn CURRENT nhấp
nháy cho biết dòng nạp đang lớn hơn dòng Boost Ib (Dòng_hiện_tại>Ib>Ix)
·
Imax là ngưỡng bảo
vệ bằng phần mềm và không được thể hiện lên đèn CURRENT
Chỉ
từ xa nhìn đèn CURRENT, về cơ bản đã nắm được một thông số quan trong của tủ
nạp LOTN Series đó là dòng nạp.
Câu hỏi 3:
Hỏi: Các thông số nào có thể cài đặt được trên tủ
nạp LOTN Series?
Trả lời: Các thông
số sau đây có thể cài đặt được trên tủ nạp LOTN Series:
·
Dòng Ix
·
Dòng Boost
Ib
·
Dòng bảo vệ Imax
·
Điện áp danh định
Uf và từ đó tính ra Umin, Umax, Uxhv
·
Điện áp kết thúc
Boost Uk
·
Biến thiên điện áp
tức thời dU/dt (bảo vệ)
·
Chế độ làm việc:
BOOST, FLOAT, AUTO và ZIC ZAC
Câu hỏi 4:
Hỏi: Có thể kết nối tủ nạp LOTN Series với máy
tính không?
Trả lời: Trên tủ nạp
LOTN Series có 01 cổng RS232 cho phép kết nối với máy tính PC. Thông qua máy
tính PC này ta có thể làm được nhiều việc, ví dụ:
·
Giám sát và điều
khiển toàn bộ hoạt động của tủ nạp;
·
Khảo sát đắc tuyến
Volt - Amper của ắc quy cũng như phụ tải khác qua chức năng tăng dần điện áp DC
từ 0 tới 300VDC và qua đó xác định thông số tối ưu cài đặt cho tủ nạp;
·
Khảo sát và lưu
trữ thông số vận hành của tủ nạp để hỗ trợ sửa chữa khắc phụ sự cố nếu có;
·
Hướng dẫn cài đặt
tủ nạp một cách on-line;
Với
kết nối máy tính, tủ nạp LOTN Series trở thành một công cụ phục vụ thí nghiệm
ĐIỆN MỘT CHIỀU của Trung tâm thí nghiệm điện.
Câu hỏi 5:
Hỏi: Theo catalog tủ
nạp LOTN Series có các chế độ làm việc như Boost (nạp tăng cường), Float (phụ
nạp), Zic Zac (phóng nạp luân phiên) và Auto (tự động). Vậy chế độ
Auto thực chất là gì?
Trả lời: Auto là chế độ
nạp tự động mà ở đó phần mềm tủ nạp sẽ tự động xác định trạng thái ắc quy để
chọn chế độ Boost hoặc Float cũng như Zic Zac.
Câu hỏi 6:
Hỏi: Chọn chế độ BOOST
(nạp tăng cường) phải phù hợp với trạng thái ắc quy và tự động hoàn toàn chứ
không phải theo ý muốn chủ quan. Tủ nạp LOTN Series giải quyết vần đề này như
thế nào?
Trả lời: Xin mời xem
giải đáp ở câu hỏi 14.
Câu hỏi 7:
Hỏi: Ở chế độ Auto, sau khi xác định được rằng ắc
quy đang ở trạng thái quá đói tủ nạp thực hiện quá trình nạp Boost. Vậy khi nào
thì quá trình nạp Boost kết thúc?
Trả lời: Chế độ
Boost cho phép tăng dòng nạp tới giá trị đã cài đặt trên tủ nạp (Ib). Quá trình
tăng dòng luôn đi kèm kiểm soát giá trị điện áp nạp và dòng nạp hiện thời. Có
02 khả năng có thể xảy ra:
1).
Điện áp nạp đã đạt tới giá trị Uk trong khi dòng nạp chưa tới giá trị Ib. Khi
đó phần mềm kết thúc quá trình Boost và chuyển sang chế độ nạp Float. Đây
là trường hợp ắc quy chưa no nhưng không quá đói.
2).
Ngược lại khi dòng nạp đạt tới giá trị Ib nhưng điện áp chưa đạt tới giá trị Uk. Ở trường
hợp này phần mềm ngừng tăng dòng để duy trì quá trình Boost. Như thế ắc
quy sẽ no dần theo theo thời gian. Đây là trường hợp ắc quy đói.
Câu hỏi 8:
Hỏi: Đối với tủ
nạp 220VDC tại sao có trường hợp điện áp nạp chỉ đạt giá trị khoảng 100VDC
(thay vì 220VDC) trong khi dòng nạp đo được là 5A?
Trả lời: Đây là
trường hợp ắc quy đói hoặc quá đói và lúc đó phần mềm đã
chuyển sang chế độ nạp Boost (Xem câu hỏi 6). Nếu dòng Ib cài đặt là 12A thì
giá trị 5A đo được cho biết chế độ Boost đã được thực hiện một khoảng thời gian
nhất định. Do ắc quy no dần nên dòng nạp đã giảm từ giá trị ban đầu là 12A
xuống giá trị 5A.
Khi
đó giá trị 100VDC của điện áp là hợp lý vì phần mềm ở đã dừng lại để duy trì
quá trình Boost. (Nếu cứ để áp tăng lên tới 220VDC thì dòng sẽ vượt quá 12A,
tức là không được khống chế, điều này sẽ dẫn tới hỏng ắc quy hoặc hỏng cả tủ
nạp).
Câu hỏi 9:
Hỏi: Lại hỏi
tiếp theo câu hỏi 8: Với điện áp 100VDC và dòng 5A như trên thì làm sao có
thể kết thúc quá trình nạp Boost? Tức là làm sao ắc quy có thể no được?
Trả lời: Khi nạp Boost, dòng đã giảm từ 12A xuống 5A cho
thấy ắc quy đã no dần. Tuy nhiên điện áp đo được là 100VDC cho thấy ắc quy chỉ
no hơn chứ chưa hết đói (đầy điện). Thiết kế tủ nạp cho phép phần mềm khởi động
lại sau mỗi chu kỳ 57 phút. Khi khởi động lại, quá trình Boost mới được tái
lập, dòng Boost một lần nữa lại đạt 12A với điện áp lớn hơn giá trị 100VDC
trước đó. Như vậy sau nhiều chu kỳ Boost điện áp sẽ đạt giá trị danh định, dòng
sẽ về 0, ắc quy sẽ đầy điện.
Câu hỏi 10:
Hỏi: Lại hỏi
tiếp theo câu hỏi 9: Vậy thì sau bao lâu thì nạp đầy ắc quy sau khi bị xả kiệt?
Trả lời: Số chu kỳ Boost đủ để nạp đầy ắc quy từ khi bị xả
kiệt tùy thuộc vào dung lượng ắc quy và dòng Ib được cài đặt. Theo thông số mà
nhà chế tạo ắc quy cung cấp, dòng Ib tối ưu thường được chọn là 10% dung lượng
ắc quy. Ví dụ đối ắc quy có dung lương 120AH thì dòng Boost Ib là 12A. Vậy theo
lý thuyết sau khoảng 10 giờ ắc quy sẽ no nếu duy trì dòng Boost là 12A.
Đối
với tủ nạp LOTN series dòng nạp Boost bắt đầu từ 12A và giảm dần ở mỗi chu kỳ
Boost nên sau khoảng 15 đến 20 giờ thì ắc quy sẽ no.
Lưu ý: - Có thể tăng dòng Ib để giảm thời gian nạp Boost cho ắc quy đói.
- Tránh trường hợp để ắc quy bị xả kiệt.
Câu hỏi 11:
Hỏi: Tại sao tủ
nạp LOTN Series có thể nạp cho số lượng bình ắc quy bất kỳ (1, 2, ..10,.., 18 bình)
mà không cần thay đổi điện áp danh định là 220VDC.
Trả lời: Tủ nạp LOTN Series vừa kiểm soát dòng vừa kiểm soát áp
trong suốt quá trình nạp, do đó khi dòng nạp đã đạt tới Ib thì quá trình nạp
dừng lại cho dù điện áp vẫn chưa đạt giá trị danh định (xem câu hỏi 9). Do đó
ngay cả khi với 01 bình ắc quy, tủ nạp vẫn nạp bình thường mà không gây nguy
hiểm cả cho ắc quy lẫn cho tủ nạp.
Tuy
nhiên trường hợp này chỉ áp dụng để bảo dưỡng ắc quy. Ở chế độ vận hành
số bình ắc quy vẫn phải phù hợp với điện áp sử dụng.
Câu hỏi 12:
Hỏi: Tại sao cần có chế độ nạp Zic Zac và tại sao
chế độ nạp này cho phép chống chai ắc quy?
Trả lời: Phụ tải của ắc quy có dải làm việc nhất định nên
chỉ cần duy trì điện áp ắc quy nằm trong dải nói trên (gọi dải nạp). Chế độ nạp
Zic Zac trên tủ nạp LOTN Series khai thác đặc tính này. Ở đây quá trình nạp bị
khóa lại khi điện áp ắc quy vẫn còn nằm trong dải nói trên. Ngược lại quá trình
nạp sẽ được khởi động khi điện áp ắc quy tụt xuống ngưỡng dưới dải nạp và kết
thúc khi điện áp đạt tới ngưỡng trên của dải nạp. Chế độ này được gọi là nạp
Zic Zac (hay phóng nạp luân phiên) vì trong quá trình làm việc, điện áp tăng
lên và giảm xuống theo đường Zic Zac.
Vấn đề là lựa chọn và cài đặt giới hạn trên và giới hạn dưới của dải nạp một
cách hợp lý. Giới hạn trên chính là điện áp Uk và giới hạn dưới hạn dưới là
điện áp Um (xem câu hỏi 1). Uk
và Um được xác định bởi phụ tải (các thiết bị sử dụng điện DC trong trạm biến
áp).
Câu
hỏi 13:
Hỏi: Tính năng “Vận hành êm dịu của tủ nạp LOTN
Series thể hiện ở chỗ nào?
Trả lời: Tính
năng “Vận hành êm dịu” tủ nạp LOTN
Series thể hiện ở các trường hợp sau:
·
Khi đóng điện và
cắt điện tủ nạp: Việc khóa cầu chỉnh lưu bằng phần mềm trong khỏang thời gian
45 giây sau khi bật áp tô mát 3 pha (MCB3) kết hợp với trình tự bật áp tô mát
khác cho phép loại trừ tuyệt đối sốc điện xảy ra ở quá trình quá độ khi đóng
điện và cắt điện tủ nạp;
·
Đồng thời kiểm
soát dòng điện và điện áp một cách chặt chẽ trong mọi chế độ làm việc (xem câu
hỏi 7, 8).
·
Khi xảy ra quá tải
hoặc ngắn mạch một chiều: phần mềm trên tủ nạp sẽ tiến hành chức năng bảo
vệ khi dòng áp vượt quá Imax, Umax và biến thiên điện áp quá lớn (dU/dt);
Câu
hỏi 14:
Hỏi: Để có thể
bắt đầu cấp điện áp cho ắc quy mà không sợ quá dòng (đóng điện êm dịu),
cái khó nhất là làm sao xác định được chính xác mức độ đói của ắc quy để chọn
điện áp nạp không quá lớn. Tủ nạp LOTN Series giải quyết vấn đề này như thế
nào?
Trả lời: Khi khởi động, tủ
nạp LOTN Series được điều khiển để tăng dần điện áp nạp từ 0V đến điện áp danh
định. Trong quá trình tăng điện áp, phần mềm sẽ so sánh dòng nạp với dòng Ib
được cài đặt trước. Nếu dòng điện đạt tới Ib, quá trình tăng điện áp dừng lại
dù chưa đạt giá trị danh định. Điện áp sẽ tăng tới giá trị Uk rồi chuyển
sang chế độ phụ nạp nếu dòng nạp vẫn còn nhỏ hơn Ib. Xem thêm câu hỏi 6.
Đây
là tính năng quan trọng của tủ nạp LOTN
Series cho phép giải quyết triệt để vấn đề mà câu hỏi đặt ra.
Câu
hỏi 15:
Hỏi: Trong tủ
nạp LOTN Series có sự dụng 02 automat là MCB1 và MCB2 loại AC để đóng/mở mạch
DC (ắc quy và thanh cái DC) Tại sao không dùng automat DC cho mục đích này?
Trả
lời: Thông
thường phải dùng automat DC để bảo vệ mạch DC. Tuy nhiên ở tủ nạp LOTN Series
việc bảo vệ được phần mềm đảm nhiệm là chính thông qua việc khóa (cách
ly) cầu chỉnh lưu. Ngưỡng bảo vệ bằng phần mềm được cài đặt
thấp hơn nhiều so với ngưỡng bảo vệ của automat, do đó khi cần bảo vệ,
phần mềm sẽ cách ly cầu chỉnh lưu trước khi automat có thể nhảy. Trong tủ nạp,
các automat MCB1 và MCB2 có ý nghĩa phân đoạn là chính.
Ví
dụ đối với ắc quy 150Ah (tủ 63A), dòng bảo vệ bằng phần mềm cài đặt ở 31A, trong
khi automat là loại 63A.
Ngoài
ra phần mềm còn được sử dụng để bảo vệ khi quá áp, các automat thông thường không
có được tính năng này.
Việc sử dụng automat AC ở đây cũng góp phần giảm giá thành sản phẩm.
Đây
là sự khác biệt lớn của Tủ nạp LOTN Series so với nhiều loại tủ nạp khác.
Qua trinh hinh thanh san pham.pdf
|