Hướng dẫn lắp đặt và vận hành tủ chỉnh lưu nạp LOTN Series
Hướng dẫn lắp đặt và vận hành tủ nạp ắc quy kỹ thuật số LOTN
Series
TỦ CHỈNH LƯU NẠP
Battery Charger
LOTN Series.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Rev: 1.7 - USER’S GUIDE BOOK Rev: 1.7
LOTN0001-UMVIE.
Hướng dẫn sử
dụng này được phát hành bởi Công ty TNHH Nghiên cứu Phát triển Công nghệ
LOTN Việt nam. Nội dung đã được kiểm duyệt bởi Nhà sản xuất, đề nghị người đọc
không tự động thay đổi nội dung.
Nhà sản xuất:
CÔNG TY TNHH NGHIÊN CỨU PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHỆ LOTN VIỆT NAM.
Văn phòng: 14 Thọ lão, P. Đống
mác, Q. Hai Bà Trưng, Hà nội.
Điện thoại: (04) 22129566, Fax: (04)
39727524, Di động: 0963.210.234.
Mục đích:
Tài
liệu này mô tả phạm vi sử dụng tủ
nạp, chức năng, các chế độ làm việc cũng như việc lắp đặt
tủ nạp LOTN Series.
Đối tượng hướng đến:
Các kỹ sư điện, các cán bộ thí nghiệm và các
cán bộ vận hành trong các trạm Biến Áp cũng như trong các nhà máy (Nhà máy
điện, nhà máy khác trong công nghiệp…)
Phạm vi sử dụng:
Tủ nạp ắc quy có
đầu vào 1 pha hoặc 3 pha, điện áp đầu ra 48V DC, 110V DC, 220V DC; dòng điện
đầu ra đến 150A .
Các chỉ dẫn:
Các
chỉ dẫn và cảnh báo trong hướng dẫn này phục vụ cho an toàn cá nhân cũng như
việc kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Vui lòng tuân thủ các chỉ dẫn và cảnh báo.
Các chỉ dẫn sau đây được định nghĩa và sử
dụng trong tài liệu.
!NGUY HIỂM
Chỉ
ra rằng những chấn thương cá nhân hoặc phá hỏng thiết bị sẽ xảy ra nếu không tuân
thủ theo chỉ dẫn.
!CẢNH BÁO
Chỉ
ra rằng những chấn thương cá nhân hoặc phá hỏng thiết bị có thể xảy ra nếu không
tuân thủ theo chỉ dẫn.
!Lưu ý
Lưu
ý hoặc chú ý là những chỉ dẫn
người sử dụng mà thường không mang tính bắt buộc đối với người sử dụng. Chỉ
mang ý nghĩa cung cấp thông tin bổ sung.
Dàn
ắc quy là bộ phận không thể thiếu trong các nhà máy điện, trạm biến áp và trong
các hệ thống viễn thông. Nó cung cấp không gián đoạn nguồn điện một chiều để
nuôi các rơ le, các thiết bị đo lường, điều khiển và thiết bị khác. Dàn ắc quy
có điện áp và dung lượng tùy theo phụ tải, thông thường là điện áp 220VDC,
110VDC hoặc 48VDC, dung lương hơn 200Ah.
Do tính chất quan trong của
hệ thống điều khiển, bảo vệ cũng như giám sát nên việc đảm bảo cung cấp nguồn
điện một chiều liên tục và không gián đoạn là yêu cầu cần thiết. Do đó, các dàn
ắc quy thường sử dụng cùng với hai tủ chỉnh lưu nạp, một ở chế độ làm việc và
một ở chế độ dự phòng.
Tủ
chỉnh lưu nạp LOTN Series được thiết kế và áp dụng theo tiểu chuẩn IEC60146-1-1
nên thỏa mản được các yêu cầu khắt khe về tính năng kỹ thuật đáp ứng được các
yêu cầu khác nhau của khách hàng.
LOTN
series được sử dụng tại:
- Các
nhà máy điện
- Các
trạm Biến Áp.
- Trong
các hệ thống thông tin viễn thông.
- Trong các nhà
máy công nghiệp, bệnh viện.
- Các ứng dụng
trong ngành công nghiệp dầu khí,…
1.2. Các chức năng chính:
- Giám sát đo
lường : Mặc dù được trang bị các bộ chuyển đổi tương tự-số ADC, tủ
chỉnh lưu nạp LOTN Series vẫn được trang bị các đồng hồ để đo giám
sát các đại lượng đầu vào và đầu ra, bao gồm:
- Đầu vào xoay chiều:
đồng hồ volt.
- Đầu ra một chiều:
đồng hồ volt và ampere.
- Bảo vệ cứng: Trong quá
trình vận hành, tủ nạp LOTN Series trước hết được bảo vệ quá dòng
bởi các Automat nối tới điện áp 3 pha ở lối vào, nối tới ắc quy, nối tới
thanh cái một chiều và nối tới cầu chỉnh lưu Thyristor.
- Bảo vệ mềm: Tủ nạp LOTN
Series còn được bảo vệ bằng phần mềm với các thông số: dòng làm việc cực
đại, điện áp làm việc cực đại, biến thiên điện áp tức thời cực đại. Bảo vệ
bằng phần mềm được thực hiện bằng cách khóa cầu chỉnh lưu Thyristor. Các
giá trị bảo vệ bằng phần mềm đều có thể cài đặt được.
- Cảnh báo: Việc nắm rõ
tình trạng vận hành của các tủ chỉnh lưu nạp cũng là yêu cầu cần thiết đối
với các nhân viên vận hành. Các tín hiệu cảnh báo sẽ được hiển thị bằng
đèn LED, và màu của mỗi loại đèn LED sẽ cho chúng ta biết các tình trạng
khác nhau của tủ chỉnh lưu nạp
- Giám sát thứ tự
pha: LOTN Series được trang bị bộ giám sát thứ tự pha. Điều này
không những giúp các cán bộ kỹ thuật lắp đặt và thí nghiệm đấu nối đúng
thứ tự pha mà phục vụ giám sát trong quá trình vận hành tủ.
- Thiết kế: cầu
Thyristor 1 pha hoặc 3 pha được điều khiển bằng kỹ thuật số và kỹ thuật vi
xử lý có độ chính xác cao và làm việc tin cậy.
- Cho phép lập
trình để làm việc với các kiểu đấu biến áp lực: 1 pha, 3 pha hình
tia, 3 pha hình sao,...
- Thoáng, gọn,
không sử dụng các loại biến áp (không kể biến áp lực).
- Ngoài các chế
độ BOOST, AUTO và FLOAT còn có thêm các chế độ nạp ZIC-ZAC (phóng nạp luân
phiên) giúp chống chai ắc quy và chế độ TEST để kiểm tra ắc quy và kiểm
tra bản thân tủ nạp.
- Sai số điện áp
nhỏ: +/-1V
- Điện áp vào: 1
pha hoặc 3 pha tùy ý.
- Dải điều chỉnh
rộng: từ 0V tới giá trị danh định.
- Khi khởi động,
tủ nạp luôn luôn kiểm tra trạng thái ắc quy điện áp danh định, dòng nạp,
dòng phụ nạp,...) để xác định và tối ưu hóa quá trình nạp.
- Vận hành êm
dịu:
- Khi khởi động, tủ
nạp tăng dần điện áp từ 0V tới giá trị danh định, có kết hợp đo, kiểm tra dòng
điện nạp thích hợp cho quá trình nạp và bảo vệ.
- Sau khoảng thời
gian T (tùy chọn là 1 hoặc 2 giờ) tủ nạp tự khởi động lại để xác định lại thông
số nạp tối ưu.
- Cho phép nạp lẻ
từng bình ắc quy hoặc nhiều hơn.
- Tủ nạp số sẽ
khóa cầu chỉnh lưu và khởi động lại (bảo vệ)trong các trường hợp sau:
- Biến
động tải đột ngột (dòng hoặc áp thay đổi đột biến)
- Dòng
nạp hoặc điện áp nạp vượt giới hạn tối đa
- Các thông số
của tủ nạp được đặt bởi các DSW và Jumper set. Các DSW và Jumper set này
được hướng dẫn cài đặt on line.
- Trang bị 02
Watch Dog để khởi động lại hệ thống khi bị treo.
- Có bảng LED thể
hiện tình trạng vận hành của tủ.
- Tủ nạp số cho
phép điều khiển và giám sát hoạt động bằng máy tính tại chỗ hoặc từ xa với
hệ điều hành Windows (mà không cần thêm bất cứ phần mềm nào khác) với cổng
RS232 hoặc RS485 (dùng thêm bộ Adaptor) và chuẩn giao thức Modbus.
- Có chức năng
bảo vệ bằng phần mềm.
- Cho phép 2 tủ
nạp chạy song hành dự phòng nóng cho nhau và cùng nạp cho dàn ắc quy.
Hình 1. Sơ đồ nguyên lý tủ nạp số, đầu vào 3 pha 380VAC
Khách
hàng muốn đặt hàng sản phẩm tủ nạp LOTN, tiến hành chọn mã hàng theo hướng dẫn
chọn mã như sau:
Ví dụ: LOTN 1.3.380-220.63 là ký
hiệu tủ nạp với các thông số:
- Điện áp đầu vào 3
pha xoay chiều, 380VAC
- Đầu ra 1 chiều có
điện áp 220VDC và dòng điện định mức 63A
CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG
THỨC VẬN HÀNH
2.1. Một số khái niệm và
định nghĩa:
2.1.1. Một số khái niệm:
- Chế độ BOOST là
chế độ nạp cưỡng bức với dòng nạp lớn. Giá trị dòng điện nạp BOOST thông
thường là 10% dung lượng ac quy. Quá trình BOOST kết thúc bằng ổn áp ở giá
trị Uk.
- Nạp FLOAT là
chế độ nạp bổ sung, được sử dụng trong trường hợp vận hành bình thường,
ắc quy không ở trạng thái quá đói. FLOAT kết thúc bằng ổn áp ở giá trị Uf.
- AUTO là chế độ
tự động chọn BOOST hay FLOAT tùy theo mức độ đói của ắc quy. Đây là
chế độ mặc định vận hành khi xuất xưởng tủ nạp.
- Nạp Zic
Zac: còn gọi là phóng nạp luân phiên. Đây là chế độ nạp chống chai
ắc quy. Ắc quy được nạp đến điện áp đủ lớn (Uk) sau đó dừng nạp (khóa
Thyristor) để ắc quy phóng điện (qua tải). Khi điện áp xuống tới Um thì ắc
quy lại được nạp lên tới Uk. Do có phóng và nạp luân phiên nên ắc quy được
bảo dưỡng ngay trong quá trình làm việc. Đây là chế độ nạp tiên tiến chỉ
có ở tủ nạp được trình bày ở tài liệu này.
- Chế độ TEST là
chế độ cho phép khảo sát thông số ắc quy, chọn chế độ nạp hợp lý, giám sát
tủ nạp và điều khiển tủ nạp thông qua máy tính PC. Khi đóng điện lần đầu,
nên sử dụng chế độ TEST để xác định chính xác các thông số vận hành, đặc
biệt là Uf, Un, Ix và In.
- Bảo vệ mềm hoặc
cầu chì mềm là chức năng bảo vệ do phần mềm đảm nhiệm khi phát hiện thấy
có thông số bất thường xảy ra trong quá trình làm việc mà bảo vệ cứng (cầu
chì) không thực hiện được hoặc có chi phí cao cũng như làm phức tạp mạch
điện.
2.1.2. Định nghĩa:
- Uk: Điện
áp mà tại đó kết thúc nạp BOOST
- Uf: Điện
áp danh định
- Um: Điện
áp ắc quy tối thiểu mà tải còn làm việc được
- Uhv: Điện
áp cao tủ nạp bắt đầu cảnh báo điện áp nạp cao.
- Uxhv:Điện áp
tối đa cần bảo vệ mềm - khởi động lại
- Ulv: Điện
áp thấp tủ nạp bắt đầu cảnh báo LV
- In (hoặc
Ib): Dòng nạp BOOST
- Ix: Dòng
nạp tại đó có thể xác định ắc quy vẫn còn làm việc (thường là 2A).
- Imax: Dòng
bảo vệ bằng phần mềm
- Umax: Điện
áp tối đa của dàn ắc quy, số liệu do nhà chế tạo cung cấp
- Umin: Điện
áp tối thiểu của dàn ắc quy (số liệu do nhà sản xuất ắc quy cung
cấp).
Hình 2. Mô phỏng các chế độ nạp
2.2.1. Chế độ AUTO:
2.2.2. Chế độ nạp BOOST và
AUTO:
Hình 3. Sơ đồ khối chế độ nạp BOOST
- Tủ nạp kiểm tra
xem có ắc quy hay không.
- Nếu không có ắc
quy, tủ nạp tăng áp lên tới Uf (AUTO) hoặc Uk (BOOST) và thực hiện ổn áp ở
giá trị này.
- Nếu kiểm tra
thấy có ắc quy, tủ nạp chuyển sang kiểm tra tăng dòng lên tới Ib đồng thời
kiểm tra điện áp Uf (Chức năng Srch_Ib).
- Trong quá trình
tăng dòng nếu điện áp vượt qua Uf (cho dù dòng chưa vượt qua Ib) thì quá
trình nạp BOOST kết thúc và chuyển sang ổn áp tại Uf.
- Nếu ắc quy
đói dòng nạp đạt tới giá trị Ib, lúc đó điện áp nạp dừng ở giá trị tương
ứng. Do ắc quy no dần nên dòng nạp giảm dần, điện áp tăng dần và có thể
đạt tới Uf. Lúc này quá trình nạp BOOST kết thúc và chuyển sang ổn áp tại
Uf ở chế độ AUTO và Uk ở chế độ BOOST.
- Trước đó nếu ắc
quy quá đói, khi dòng nạp đã về 0 nhưng điện áp chưa đạt tới Uf, quá trình
nạp BOOST kết thúc dở dang ở chu kỳ này. Chức năng Autoreset cho phép tủ
khởi động lại quá trình từ bước 1.
- Quá trình nạp
BOOST có thể kết thúc sau một số chu kỳ tùy theo mức độ đói của ắc quy.
2.2.3. Chế độ phụ nạp ổn áp
(FLOAT):
Hình 4. Sơ đồ khối chế độ nạp FLOAT.
1. Tủ nạp kiểm tra có
ắc quy hay không.
2. Nếu không có ắc quy,
tủ nạp tăng áp lên tới Uk sau đó chuyển qua chế độ ổn áp tại Uf.
3. Nếu kiểm tra thấy có
ắc quy, tủ nạp kiểm tra tăng dòng lên tới Ix (khoảng 2A) đồng thời kiểm tra
điện áp Um (chức năng Srch_Ix).
4. Tiếp theo quá trình
diễn ra giống như ở chế độ AUTO tuy nhiên với dòng Ix thay cho Ib.
2.2.4. Chế độ
phóng/nạp luân phiên zic zac:
1. Tủ có chức năng cắt
nguồn áp (bằng cách khóa Thyristor) để kiểm tra điện áp của bản thân ắc quy.
2. Nếu điện áp ắc quy
nằm giữa Um và Uk thì cầu chỉnh lưu vẫn bị khóa.
3. Nếu
điện áp xuống tới Um thì tủ nạp sử dụng chức năng Srch_Ix để kiểm soát dòng Ix
và Uf giống như ở chế độ FLOAT. Nếu điện áp đạt tới Uf thì quay về bước 1.
4. Quá trình phóng nạp
cứ như thế tiếp diễn.
Hình 5. Sơ đồ khối chế độ phóng nạp luân phiên (Zic zac).
2.3. Các trạng thái cảnh báo:
Hệ
thống các đèn LED được lắp ở mặt trước tủ sẽ cung cấp thông tin về tình trạng
tủ cho người vận hành và như thế sẽ biết được tủ vận hành tốt hay đang có lỗi
hoặc đang ở chế độ vận hành nào.
Các
đèn LED được bố trí thành hai cột mỗi cột có 6 đèn. Cột bên trái cho biết các
chế độ vận hành, cột bên phải cho biết các cảnh báo của tủ nạp.
Hình 6. Bố trí đèn LED.
- HEALTH Nhấp nháy cho biết
tủ hoạt động bình thường
- AUTO Sáng khi ở chế độ
AUTO
- BOOST Sáng khi ở chế độ
nạp hình thành
- V.MAX Sáng khi điện áp ra
cao so với qui định (252/132/58VDC cho các tủ 220/110/48VDC).
- V.MIN Sáng khi điện áp ra
thấp so với qui định (198/99/43VDC cho các tủ 220/110/48VDC).
- TEST
Sáng khi tủ ở chế độ TEST (bằng máy tính)
- FLOAT
Sáng khi ở chế độ phụ nạp, hoặc Zic-Zac
- NO BATT. Sáng khi không có
ắc quy.
- CURRENT Sáng khi dòng
nạp > Ix và nhấp nháy khi Ix>Ib.
- EARTH Sáng
khi cực ắc quy chạm đất.
- A-B-C Sáng
khi 3 pha thuận chiều và nhấp nháy khi có dòng
- A-C-B Sáng
khi 3 pha ngược chiều và nhấp nháy khi có dòng
CHƯƠNG III. ĐẤU NỐI VÀ QUY TRÌNH THAO TÁC
3.1. Đấu
nối giữa các card.
4
Card CPU, Logic, ADC và LEDs được kết nối với nhau như hình dưới đây.
Hình 6.1. Sơ đồ kết nối các card.
CPU, Logic và ADC Card đước ráp nối với nhau
thành 3 tầng. Dưới cùng là card CPU, ở gữa là card Logic và trên cùng là card
ADC.
Có 5
cáp phẳng khác nhau:
- 1
cáp phẳng 5x2 nguồn nuôi nối giữa 3 card nói trên
- 2
cáp phẳng 8x2 nối giữa 3 card nói trên
- 1
cáp phẳng 5x2 nối cổng COM của CPU với DB9S
- 1
cáp phẳng 8x2 nối giữa card logic và card LED
Các
loại cáp phẳng được đóng theo hình dưới đây:
Hình 6.2. Cách đóng các loại cáp phẳng.
3.2. Đấu nối biến áp lực.
3.2.1. Biến áp lực
BAL và các cột thép:
Việc đấu nối đúng
thứ tự pha giữa biến áp lực và lưới là vô cùng quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến
việc vận hành chính xác của tủ nạp. Mục
này được áp dụng với Tủ nạp 3 pha.
Hình 7. Biến áp 3 pha.
- BAL có 3 cột thép,
mỗi cột cuốn 1 cuộn sơ cấp và 1 cuộn thứ cấp
- 3 cuộn sơ cấp đấu
theo hình tia và 3 cuộn thứ cấp đấu theo hình tam giác.
- BAL đã được đánh dấu
3 pha sơ cấp là A, B và C và thực tế 3 điểm này nối với 3 pha A, pha B và pha C
của lưới.
- Ta đánh dấu 3 cột
thép là cột I, II và III tương đương với 3 pha A, B và C trên.
Đánh dấu 3 điểm A, B và C (các điểm vào của
cầu Thyristor)
Hình 8. Cách xác định đầu vào cùa Thyristor.
- A là điểm nối chung
giữa cuộn thứ cấp Is và IIIs
- B là điểm nối chung
giữa cuộn thứ cấp Is và IIs.
- C là điểm nối chung
giữa cuộn thứ cấp IIs và IIIs
3.3. Đấu
nối đầu vào:
3.3.1.Đấu
nối đầu vào 3 pha:
- Hệ thống xoay chiều
3 pha từ bên ngoài được đấu nối với Máy biến áp lực (BAL) thông qua các cầu đấu
trung gian, được ký hiệu là X1.
Cầu đấu này có thể chịu được dòng điện đến 150A hoặc lớn hơn (tùy theo yêu cầu
kỹ thuật của từng tủ) và được đánh dấu A, B, C, N hoặc 1,2,3,4. việc đấu nối
này được thực hiện tại công trường và do khách hàng thực hiện.
Việc đấu nối cần tuân
thủ đúng thứ tự pha như sau:
+ Pha
A từ lưới: Đấu vào chân A hoặc 1 của X1.
+
Pha B từ lưới: Đấu vào chân B hoặc 2 của X1.
+
Pha C từ lưới: Đấu vào chân C hoặc 3 của X1.
+
Trung tính N từ lưới: Đấu vào chân N hoặc 4 của X1.
3.3.2.
Đấu nối đầu vào 1 pha:
Đối với tu 1 pha, thực hiện đấu nối đơn giản
như sau:
+
Pha A từ lưới: Đấu vào chân A hoặc 1 của X1.
+ Trung
tính N từ lưới: Đấu vào chân N hoặc 4 của X1.
3.4. Đấu
nối đầu ra với Acquy:
Tủ nạp LOTN Series quy định các vị trí đấu
với dàn Acquy và hệ thống một 1 chiều DC như sau:
- Đối với dàn Acquy:
dương cực và âm cực đấu vào cầu đấu được đánh dấu B+ và B – .
- Đối với hệ thống
phân phối 1 chiều: dương cực và âm cực đấu vào cầu đấu được đánh dấu D+ và D-
3.5. Kết nối máy tính:
Việc cài đặt các thông số cũng như các chế độ vận
hành có thể thao tác được từ máy tính. Bên cạnh đấy, chức năng này cũng cho
phép người dung kiểm tra và cài đặt thông số từ xa thông qua kết nối với hệ
thống mạng.
Sơ đồ kết nối:
Hình 9. Kết nối máy tính
- Yêu
cầu: PC hoặc Laptop có cổng COM hoặc Com qua USB
- Nối
cổng COM của PC với COM của tủ nạp
- Chạy
chương trình HyperTerminal (9600-8-N-1, Flow Control: none)
- Trên
màn hình có các dòng văn bản ngay sau khi đóng điện vào bộ điều khiển tủ nạp
(ví dụ LEDs=...)
-
Bấm “X” để về Menu chính. Menu chính có dạng như sau:
MAIN
MENU:
1. Configuration (Xem cấu hình)
2.
Setting (Đặt cấu hình)
3.
Exploring (khảo sát hay còn gọi là TEST)
4. Definitions
(Định nghĩa một số thông số)
5.
Quit (Thoát
khỏi Menu và về chế độ điều khiển tủ nạp)
6.
ADC Adjusting (Hiệu chỉnh ADC)
- Bấm các số tương ứng
chọn:
Chức năng 1: Configuration
Cho phép xem trạng thái các
DSW và thông số cài đặt.
Màn hình hiện ra các thông
số đã cài đặt. Các DSW hiện ra đúng vị trí trên card
Chức năng 2: Setting
Cho phép cài đặt lại cấu
hình theo yêu cầu.
Dùng phím “>” và “<” để tăng hoặc giảm các giá
trị cần cài đặt (điện áp, dòng,...)
Lưu ý: Uk=Uf+dUk
Chức năng 3: Exploring (Đây là chức năng
TEST)
Vào chức năng này, trước hết
cầu Thyristor bị khóa, sau đó cho phép tăng/giảm điện áp để khảo sát các thông
số.
Sử dụng phím “>” và
“<” để tăng, giảm điện áp ra đồng thời khảo sát dòng nạp tương ứng cho dàn
ắc quy.
Chức
năng này cũng cho phép khảo sát ắc quy để xác định thông số cài đặt tối ưu.
Chức năng 4: Definitions
Định
nghĩa các thông số:
Uk:
Max Boost Voltage (Điện áp kết thúc nạp BOOST)
Uf:
Floating Voltage (Điện áp danh định)
Um:
Min Working Voltage (Điện áp tối thiểu mà tải còn làm việc được)
In: Max Boost Current (Dòng
nạp BOOST
tối đa)
Ix: Min Boost Current (Dòng
phụ nạp
tối thiểu)
Chức năng 5: Quit
Thoát khỏi Menu và chuyển chương
trình về điều khiển tủ nạp.
Chức năng 6: ADC Adjusting
3.6 Quy trình
thao tác:
3.6.1. Nguyên tắc chung:
Các nguyên tắc sau đây cần được tuân thủ:
1. Thông
số cài đặt trên tủ nạp chỉ được cập nhật sau khi tắt và bật điện trở lại cho bộ
điều khiển.
2. Không đóng điện tủ nạp khi chưa có ắc quy (tải)
3. Cắt điện tủ nạp trước khi cắt ắc quy và tải.
4. Quan
sát đèn báo để biết trạng thái làm việc của tủ nạp.
3.6.2.
Quy trình thao tác:
3.6.2.1.
Đóng điện khi nạp Acquy
(Trước đó tủ ở trạng thái không điện, các thanh cái
MCB3, MCB4, MCB5 và MCB5 ở vị trí “OFF”.
Để duy trì cấp điện từ ắc quy cho phụ tải MCB1 có thể ở vị trí
“ON”)
1. Đóng
Automat nối tủ nạp với thanh cái và ắc quy (MCB1 và MCB2).
2. Đóng
điện 3/1 pha từ tủ phân phối xoay chiều AC vào tủ nạp.
3. Đóng
điện 3/1 pha trong tủ nạp để cấp điện cho bộ chỉnh lưu (MCB3).
- Nếu
đèn HEALTH nhấp nháy thì đóng điện thành công.
- Tiếp
theo tủ nạp sẽ tự làm việc theo thông số đã cài đặt.
- Nếu
đèn HEALTH không nhấp nháy thì cắt điện tủ nạp, kiểm tra lại việc cấp điện cho
tủ nạp và lặp lại bước 1.
- Nếu vẫn không kết quả thì tủ có vấn đền cần
thông báo cho bộ phận có trách nhiệm.
4. Đóng điện vào
cầu chỉnh lưu (MCB4,
MCB5, MCB6).
3.6.2.2. Cách ly ắc quy khỏi
tủ nạp (trước đó tủ ở trạng thái đóng điện).
- Cách ly cầu chỉnh lưu (cắt MCB4, MCB5, MCB6)
- Cắt
điện 3/1 pha xoay chiều tủ nạp (MCB3).
- Cắt
điện 3/1 pha từ tủ phân phối xoay chiều AC.
- Nếu
không cần duy trì điện áp ắc quy cho phụ tải có thể cách ly thanh cái và ắc quy
khỏi tủ nạp (cắt MCB1 và MCB2).
3.6.2.3. Sử
dụng MCB8 để thao tác Module Dropper Diode
- Đóng MCB8 để đặt biên độ giảm áp = 0V
- Cắt MCB8 để duy trì biên độ giảm áp
3.6.2.4.
Các trường hợp thao
tác MCB8
- Đóng MCB8 khi ắc quy quá đói hoặc xả cạn
- Cắt MCB8 khi hệ thống ắc quy hoạt động bình
thường
3.6.2.5.
Vận hành 2 tủ nạp có Dropper
Diode cho 01 dàn ắc quy
- Đóng
MCB6 ở tủ đang vận hành và cắt MCB6 ở tủ dự phòng (đang ở trạng thái cắt điện)
3.6.3.
Quy trình thao tác rút gọn:
Thao tác giống như mục 3.6.2. nhưng các MCB4, MCB5,
MCB6 luôn để vị trí “ON”.
5. Bảo
vệ tủ nạp khỏi bị sét đánh khi giông bão
Khi thấy có
giông bão cần lập tức cách ly tủ nạp khỏi nguồn tự dùng và thánh cái DC để bảo
vệ tủ nạp khỏi bị đánh:
CHƯƠNG IV: LẮP
ĐẶT VÀ BẢO DƯỠNG
Một số yêu cầu trước
khi lắp đặt tủ:
- Tủ
được chế tạo để lắp trong nhà.
- Tủ
phải để nơi khô ráo thoáng gió đảm bảo việc thoát khí và làm mát.
- Các
khoảng cách tổi thiểu từ các tủ xung quanh hoặc tường bao đển tủ:
+ 40cm đối với
một trong hai hồi tủ.
+ 60cm đối với
nóc tủ và vách sau tủ.
+ 80cm-1m đối
với cánh trước tủ
- Tủ
làm việc tốt nhất ở nhiệt độ 20-25º C, do đó nên sử dụng tủ ở trong nhà có điều
hòa nhiệt độ.
Một số lưu ý trước và trong
khi lắp đặt tủ:
- Kiểm
tra sơ bộ bằng mắt các thiết bị mặt trước tủ (đồng hồ, bộ cảnh báo đèn LED) để
chắc chắn rằng các mạch đã được đấu nối, các thiết bị không có tình trạng hỏng
hóc (sứt mẻ, lỏng lẻo,…).
- Kiểm
tra Biến áp lực, cuộn cản, bộ tụ,… đã được lắp đặt chắc chắn chưa.
- Trước khi đấu nối cáp từ các hệ thống ngoài vào tủ, tất
cả các MCB1, MCB2, MCB3, MCB4, MCB5, MCB6 để ở vị trí “OFF”.
- Tiếp
đất tủ vào hệ thống tiếp địa sẵn có trước khi đấu nối.
Thứ tự đấu nối:
- Đấu
cáp lực từ hệ thống phân phối xoay chiều vào tủ (cầu đấu X1).
- Chuyển
MCB3 từ vị trí “OFF” sang vị trí “ON” và quan sát đèn LED “HEALTH”
+
Nếu đèn HEALTH nhấp nháy là bộ điều khiển đã làm việc.
+
Nếu đèn HEALTH không nhấp nháy thì cắt điện 10 giây rồi đóng điện trở lại.
+
Nếu đèn HEALTH vẫn không nhấp nháy thì bộ điều khiển có lỗi. Tạm dừng các công
việc đấu nối và thông báo cho Nhà sản xuất.
- Chuyển
MCB3 về vị trí “OFF” sau khi đã xác nhận bộ điều khiển làm việc.
- Đấu
nối thanh cái một chiều vào cầu đấu ký hiệu D+ và D- (Cực dương đấu trước).
- Đấu nối ắc quy vào cầu đấu ký hiệu B+ và B-
(Cực dương đấu trước).
- Kiểm tra để
đảm bảo rằng điện áp ắc quy đã vào 2 má dưới của MCB1 đúng cực tính (cực bên
trái là dương cực bên phải là âm).
- (Xem thêm mục 3.4).
4.2. Bảo
dưỡng:
Việc bảo dưỡng hoặc
kiểm tra tủ và thiết bị theo định kỳ sẽ đảm bảo tủ vận hành tốt hơn và tăng
tuổi thọ của tủ.
- Luôn
giữ sạch tủ, lau sạch bên ngoài thiết bị, mặt đồng hồ bằng giẻ mềm.
- Siết
lại các ốc bắt đồng hồ, biến áp lực, cuộn cản, bộ tụ, card điều khiển,… để luôn
đảm bảo các thiết bị được định vị chắc chắn.
- Kiểm
tra, xiết chặt các đầu cốt, cầu đấu mạch lực cũng như mạch điều khiển.
- Kiểm tra trong nội
bộ tủ có bụi hoặc vật lạ (các đoạn dây điện. xác côn trùng,…) trong tủ hoặc
trên các thiết bị hay không. Nếu có thì khẩn trương vứt bỏ và làm sạch.
- Không làm cản trở
dòng khí qua các lỗ, khe thông gió hoặc quạt hút phía trên nóc thiết tủ.
- Kiểm
tra vỏ tủ xem có bị bong tróc sơn khi vận chuyển hay không, nếu có
cần có biện pháp xử lý.
|